ssat.vn – GMAT bài thi đánh giá khả năng thành công trong lĩnh vực học thuật sau đại học của các trường kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp hướng dẫn tự học GMAT hiệu quả tại nhà để đạt được kết quả tốt nhất trong k thi GMAT.

Bài viết liên quan:

Cấu trúc bài thi GMAT

  • Verbal Reasoning: Kiểm tra khả năng hiểu logic thông qua các khái niệm và vấn đề được diễn đạt bằng lời thông qua những thông tin và hàm ý từ văn bản.
  • Quantitative Reasoning: Bạn cần phát huy khả năng suy luận toán học, giải quyết các vấn đề định lượng và giải thích dữ liệu.
  • Integrated Reasoning: Yêu cầu thí sinh phân tích và tổng hợp dữ liệu ở các định dạng khác nhau từ nhiều nguồn.
  • Analytical Writing: Phân tích cũng như lập luận, phê bình cho lập luận, qua đó truyền đạt ý tưởng của bạn.

Trong hơn 3 giờ, bài thi GMAT sẽ kiểm tra các khả năng trên, trộn với một số lượng lớn kiến thức của từng phần và số lượng thời gian hạn chế. Điều này sẽ tạo nên một lượng stress cực lớn đối với sinh viên.

Xem thêm: IB Math AA có thực sự khó?

Hướng dẫn tự học GMAT hiệu quả tại nhà

Để chuẩn bị cho kỳ thi GMAT, bạn cần có kế hoạch học tập cũng như phương pháp học tập hợp lý, sau đây là những phương pháp giúp bạn có được cách hướng dẫn tự học GMAT hiệu quả tại nhà.

  • Nắm vững cấu trúc bài thi: Trước khi bắt đầu vào việc tự ôn luyện GMAT, sinh viên phải làm quen bản thân với cấu trúc bài kiểm tra GMAT và tiến hành làm bài thi thử tại MBA.com để xác đinh rõ trình độ của bản thân.
  • Xây dựng lịch học phù hợp: Sau khi xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu, bước tiếp theo là xây dựng lịch trình học. Vì tất cả thí sinh đều khác nhau, nên rất khó để dự đoán chính xác thời gian bạn cần chuẩn bị cho GMAT. Tuy nhiên, thời gian trung bình để ôn luyện GMAT kéo dài từ 3 đến 6 tháng, dành hơn 300 giờ học tập chuyên dụng để đạt được mục tiêu điểm số.

Xem thêm: Chứng chỉ SAT là gì?

  • Không ngừng luyện tập practice paper: Trong quá trình tự học GMAT, past paper sẽ là nơi bắt đầu lẫn nơi kết thúc quá trình ôn luyện. Việc làm past paper sẽ giúp bạn làm quen với cấu trúc bài thi cũng như dạng câu hỏi của GMAT. Mỗi past paper được hoàn thành sẽ cung cấp một điểm chuẩn để bạn đánh giá trình độ hiện tại và cũng là cơ sở để so sánh với trong tương lai.
  • Làm quen với các diễn đàn: Thông qua việc làm bài trên các diễn đàn, thí sinh sẽ học được tư duy logic mà chưa chắc đã được học trên sách bao gồm những kiến thức chưa vững sẽ dễ mất điểm đồng thời tiếp cận những bài toán.
  • Kết hợp xen kẽ Verbal Quantitative: Việc kết hợp xen kẽ sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Bạn không biết phần nào quan trọng hơn phần nào? Nó phụ thuộc vào ngành MA mà bạn đăng ký. Nếu bạn đăng ký ngành Humanities thì điểm Verbal sẽ quan trọng hơn, và ngược lại nếu bạn đăng ký ngành Sciences thì điểm Quantitative sẽ có ảnh hưởng hơn.
  • Tạo danh sách từ vựng cho riêng mình: Sưu tầm những chủ đề thường gặp phải sẽ giúp bạn tăng tốc độ làm bài. Tuy nhiên, sau khi học danh sách từ, bạn nên dành thời gian luyện tập, đặc biệt là luyện bài đọc, để có được cảm quan về loại từ, đoán được nghĩa tương đối nếu chưa nhớ hết.

Xem thêm: Chương trình tích hợp năm 2021

ssat.vn – Nơi chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm về các kỳ thi Test Prep (SSAT, SAT, ACT, GMAT, GRE…) cho học sinh chuẩn bị bước vào con đường du học. Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp, qua email hoặc hotline để được tư vấn miễn phí.

Tags:
1096