ssat.vn – Điểm cao GMAT sẽ đem lại nhiều lợi thế cho các bạn cử nhân kinh tế muốn theo học bậc Thạc sĩ các ngành liên quan đến Kinh doanh như MBA. Vậy nếu như điểm GMAT của bạn không như ý, liệu có cách tăng điểm từng phần trong GMAT nào không?

Bài viết liên quan:

Giới thiệu về Học viện Intertu Academy
 Luyện thi IB
Trung tâm dạy kèm chương trình quốc tế

Vì sao nên tăng điểm từng phần trong GMAT?

Dù GMAT cho phép thí sinh được đăng ký thi lại nhiều lần nhưng để có thể tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí, bạn nên tìm hiểu và áp dụng cách tăng điểm từng phần trong GMAT ngay từ đầu quá trình ôn luyện. Khi điểm từng phần tăng, đồng nghĩa với việc điểm tổng của bạn sẽ tăng lên. Điều này mang lại những lợi ích như:

  • Được đánh giá cao khả năng tiếp thu kiến thức: Các trường kinh doanh sẽ nhìn vào bảng điểm GMAT của bạn để đánh giá liệu bạn có thể theo kịp chương trình học của họ không. Điểm GMAT được dùng để kiểm tra các khả năng về toán học, ngôn ngữ và tư duy phản biện cần thiết để hoàn thành khóa học của các môn như Tài chính, Kinh tế, hoặc Chiến lược. 
  • Mang lại cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn: Trong nhiều trường hợp, điểm GMAT của bạn rất quan trọng đối với những người tìm kiếm nhân sự tài năng. Nhiều nhà tuyển dụng trong lĩnh vực tài chính và tư vấn (chẳng hạn như Bain, McKinsey và BCG) sử dụng chứng chỉ GMAT như một yếu tố quyết định liệu sinh viên nào sẽ được xem xét vào vòng phỏng vấn. Điểm GMAT cao giúp bạn trở thành một ứng cử viên sáng giá và lợi thế cạnh tranh cao “đánh bật” những đối thủ khác.
Xem thêm: Gia sư quốc tế là gì?

Cách tăng điểm từng phần trong GMAT 

GMAT có tổng cộng 4 phần thi: Analytical Writing Assessment (AWA), Integrated Reasoning (IR), Quantitative, Verbal, cùng ssat.vn tìm hiểu những cách tăng điểm cho từng phần chi tiết dưới đây:

  • Analytical Writing Assessment (AWA): Thứ nhất, thường trong phần thi này của GMAT, tác giả sẽ đưa những ý kiến trái ngược nhau, dễ khiến thí sinh bối rối dẫn đến việc mất nhiều thời gian để hiểu ý tác giả. Điều này rất hay xảy ra trong bài thi GMAT, mục đích chính để là kiểm tra khả năng tranh luận của bạn qua việc bạn lựa chọn luận điểm nào để chứng minh. Vì vậy, đừng quá bối rối. Hãy xác định đâu là ý kiến mà bạn sẽ tập trung phân tích và thể hiện tư duy phản biện của mình. 

Thứ hai, nếu bạn thường đưa ra những ví dụ chung chung, không đích xác thì rất tiếc, điểm phần AWA của bạn sẽ thấp đấy. Hãy chọn những ví dụ cụ thể, chi tiết, đúng trọng tâm và dễ hiểu vào bài thi. Điều này cần được bạn trau dồi và luyện tập nhiều trong quá trình học thi bằng cách đọc nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến các chủ đề đề thi thường ra đồng thời tập viết xuống những suy nghĩ của mình, điểm AWA của bạn sẽ nhanh chóng cải thiện.

  • Integrated Reasoning (IR): Một trong những lỗi mà nhiều thí sinh mắc phải trong IR chính là hiểu sai thông tin do không đọc kỹ. Dữ liệu để giải quyết các câu hỏi trong IR sẽ được trình bày ở những chỗ khác nhau, việc của bạn là xác định nên nhìn vào những thông tin nào. Hãy thật sự hiểu rõ câu hỏi, sau đó xem xét bảng, đồ thị, biểu đồ hoặc đoạn văn nào cung cấp thông tin liên quan mà bạn đang tìm kiếm để trả lời cho câu hỏi một cách chính xác. Phân tích và tổng hợp là những kỹ năng bắt buộc khi làm phần IR và bạn sẽ cần phải xác định chắc chắn và đầy đủ dữ liệu để trả lời chính xác các câu hỏi. Nếu bạn là một người có cách đọc lướt nội dung không đem lại hiệu quả và gây ra nhiều rủi ro thì tốt hơn hết là hãy “chậm mà chắc” nhé!
Xem thêm: Một số tài liệu ôn GMAT hiệu quả
  • Quantitative: Phần thi Quantitative bao gồm 3 chủ đề chính: Số học, Đại số và Hình học. Để có thể cải thiện điểm số với phần thi này, bạn cần phải luyện tập nhiều các đề thi thử và bài tập theo từng chủ đề để nắm rõ và ghi nhớ công thức toán học, cách trình bày rõ ràng và đơn giản và đừng bỏ qua việc đọc kỹ đề. GMAT thường đánh lừa rằng bạn chỉ có thể sử dụng các công thức phức tạp để hoàn thành, nhưng sự thật là bạn hoàn toàn làm một cách khác đơn giản hơn và tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, bạn hãy nên tập làm quen với cách nhận biết câu trả lời sai. Người ra đề GMAT thường nghiên cứu để làm ra đề thi bằng việc đánh vào những câu trả lời mà thí sinh thường dễ mắc phải. Vì vậy hãy đừng chỉ chuẩn bị cho câu trả lời đúng, mà cũng phải học cách nhận biết câu trả lời sai trong phần thi này, chắc chắn bạn sẽ hoàn thành tốt trong bài thi.
  • Verbal: Thực chất, GMAT Verbal có những quy định chấm điểm bạn nên bám sát để hoàn thành tốt phần thi của mình. Thứ nhất, hãy ưu tiên việc học ngữ pháp và phương pháp làm Sentence Correction (SC) vì đây là phần chiếm đa số câu hỏi của một bài Verbal. Đây cũng là phần bạn phải làm nhanh và hiệu quả nhất vì nếu không xác định được câu trả lời đúng thì vừa tốn nhiều thời gian mà vừa khiến tâm trạng bạn trở nên hoang mang, dẫn đến chọn sai đáp án. 

Thứ hai là phải trau dồi từ vựng. Tùy vào trình độ mỗi bạn để xem xét có nên bổ sung thêm hay không nhưng bất cứ ai cũng nên trang bị vững chắc một lượng từ vựng cơ bản (để đọc hiểu đề, hiểu được những chủ điểm Reading Comprehension hay ra và hay sai) để tăng tốc tốc độ làm bài. Học từ vựng khó nhất là việc ghi nhớ lâu các từ đã học, vậy nên bạn cần dành nhiều thời gian luyện tập (như đọc nhiều, tập viết, tập sử dụng từ vào bối cảnh phù hợp để ghi nhớ tốt hơn,…). 

Xem thêm: Luyện thi GMAT cấp tốc

ssat.vn – Nơi chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm về các kỳ thi Test Prep như SSAT, SAT, ACT, GMAT, GRE… cho học sinh chuẩn bị bước vào con đường du học. Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp, qua email hoặc hotline để được tư vấn miễn phí.

Tags:
1136